Bụng bầu 7 tháng thế nào là bình thường kèm hình ảnh

Bụng bầu 7 tháng to như nào là vấn đề được nhiều chị em quan tâm khi mang thai. Tuy nhiên, mỗi người có cơ địa khác nhau nên kích thước to nhỏ cũng khác nhau.

Thời điểm bụng bầu 7 tháng là thời gian thai nhi phát triển rất nhanh. Lúc này, trẻ đã biết cảm nhận ánh sáng và âm thanh. Bé cũng có nhiều tương tác hơn với mẹ. Vì thế, mẹ có thể theo dõi sức khoẻ của con thông qua những hành động của bé.

1. Bụng bầu 7 tháng to như thế nào?

Đến khi bụng bầu 7 tháng, kích thước bụng của mẹ có thể như một trái dứa to. Lúc này, thai nhi phát triển một cách nhanh chóng, các mô mỡ cũng hình thành nhiều hơn ở dưới da làm cho hình dáng của mẹ càng ít nếp nhăn hơn. Bên cạnh đó, kích thước của trẻ phát triển có thể có nguy cơ thiếu ối. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ nước.

Vào tháng thứ 7 của thai kỳ, bé đã bắt đầu phát triển về các giác quan của mình. Chính vì thế, trẻ có thể cảm nhận rõ hơn về thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, thai nhi cũng có sự phát triển về sinh dục: tinh hoàn đi xuống thành bao ở bé trai và hình thành dự trữ trứng ở bé gái.

Hình ảnh bụng bầu 7 tháng ở mỗi người to nhỏ khác nhau
Hình ảnh bụng bầu 7 tháng ở mỗi người to nhỏ khác nhau

2. Hình ảnh bụng bầu 7 tháng

Bụng bầu 7 tháng to như thế nào là vấn đề mà nhiều các mẹ quan tâm. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có sự phát triển khác nhau và kích thước khác nhau. Chính vì thế, ngay khi bụng bầu 7 tháng vẫn nhỏ, các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bạn nên đánh giá xem tình trạng thai nhi có ổn định hay không để có thể có biện pháp thay đổi hợp lý giúp mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.

Mỗi mẹ bầu sẽ có sự phát triển khác nhau, vì thế kích thước cũng sẽ khác nhau
Mỗi mẹ bầu sẽ có sự phát triển khác nhau, vì thế kích thước cũng sẽ khác nhau
Hình ảnh bụng bầu 7 tháng ở những góc chụp khác nhau
Hình ảnh bụng bầu 7 tháng ở những góc chụp khác nhau

3. Những thay đổi trong tháng 7 thai kỳ

3.1. Thay đổi ở mẹ

Tại thời điểm bụng bầu 7 tháng, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề và nhức mỏi hơn do thai nhi tiếp tục lớn dần. Một số thay đổi trên cơ thể mà mẹ bầu có thể cảm nhận được đó là:

  • Mẹ bầu sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại tại thời điểm bụng bầu 7 tháng do thai nhi phát triển chèn ép lên vị trí bàng quang và chân của mẹ.
  • Thai nhi phát triển rất nhanh khiến cho bụng to lên và lưng cong hơn. Áp lực từ thai nhi và cân nặng của mẹ là lý do gây ra những cơn đau lưng trong thời điểm bụng bầu 7 tháng và khiến mẹ bầu hết sức mệt mỏi.
  • Thời điểm này, cơ tử cung bắt đầu giãn ra tạo điều kiện cho thai nhi chèn ép vào các bộ phận của cơ thể. Nguyên nhân này gây ra các cơn co thắt ở tử cung và khiến cho bụng của mẹ bầu cứng hơn.
  • Cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng cường trao đổi chất và có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên. Do đó, mẹ thường sẽ cảm thấy nóng, đổ mồ hôi kể cả đang là mùa đông
  • Việc thai nhi lớn lên gây ra nhiều áp lực cho bàng quang hơn khiến tần suất đi tiểu của mẹ cũng tăng lên
  • Lúc này, ngực của mẹ trở nên nặng hơn cũng như mềm mại hơn, núm vú trở nên sẫm màu hơn và có thể có sự xuất hiện của sữa non.
  • Một triệu chứng khá thường gặp đó là tình trạng sưng phù chân do sự tăng cung cấp máu. Chinh vì thế, mẹ bầu cần có tư thế nằm ngủ thoải mái cũng như có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bụng bầu 7 tháng là thời điểm cơ thể của mẹ có rất nhiều thay đổi do thai nhi phát triển nhanh. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan bởi đôi khi các triệu chứng có thể phản ánh việc thai nhi đang gặp vấn đề. Nếu có triệu chứng bất thường mà không rõ nguyên nhân, mẹ bầu cần đi thăm khám sớm nhất để có thể kịp thời kiểm tra được sức khoẻ của mẹ và bé.

Mẹ bầu nên cảnh giác với những thay đổi ở tháng thứ 7
Mẹ bầu nên cảnh giác với những thay đổi ở tháng thứ 7

3.2. Sự phát triển của thai nhi

Bụng bầu 7 tháng là thời điểm mà có những thay đổi rõ rệt mà mẹ có thể cảm nhận được. Điều đó cũng phản ánh rằng thai nhi đang phát triển rất tốt. Những thay đổi của bé qua từng tuần như sau:

  • Tại thời điểm thai 27 tuần, lúc này cân nặng của bé chỉ bằng khoảng ⅓ so với cân nặng lúc sinh. Các bộ phận trên cơ thể của bé dần có đường nét và cân đối hơn. Thời điểm này bé sẽ tiếp tục di chuyển liên tục và thực hiện rất nhiều động tác.
  • Đến với thời điểm thai 28 tuần, bé đã biết nuốt và các cử động hô hấp đã phối hợp, bắt đầu có điều hoà thân nhiệt và thực hiện một số động tác như mút tay,… Bên cạnh đó, bé vẫn tiếp tục di chuyển liên tục.
  • Trong thời điểm thai 29 tuần, em bé nặng khoảng 1,4kg và có số đo khoảng 36cm. Lúc này hệ thống mắt của bé đã phát triển và có thể cảm nhận ánh sáng. Tương tự, bé cũng đã bắt đầu cảm nhận được âm thanh của bố mẹ và tiếng ồn xung quanh. Thời điểm này vị giác của bé cũng đang tiếp tục được cải thiện.
  • Vào tuần thai thứ 30, bộ não của trẻ tiếp tục phát triển. Lúc này, bé có thể thực hiện một số động tác lớn và làm biến dạng bụng của mẹ. Bé cũng tự do di chuyển đến mọi hướng tuỳ thích. Đó chính là cách mà bé đang giao tiếp với mẹ. Thời điểm bụng bầu 7 tháng, bụng bầu của mẹ cũng tăng nhiều về kích thước và căng tròn hơn.

Thời điểm bụng bầu 7 tháng có thể coi là thời điểm thai nhi bắt đầu có những cảm nhận về âm thanh cũng như sáng tối. Đây là thời điểm trẻ tương tác rất nhiều với mẹ. Chính vì thế, mẹ bầu cũng có thể theo dõi sức khoẻ của trẻ thông qua tần suất giao tiếp của bé.

4. Bác sĩ lưu ý cho bà bầu 7 tháng

Tại thời điểm bụng bầu 7 tháng, việc xuất hiện các cơn co thắt cần được kiểm tra và theo dõi chặt chẽ. Trong mọi trường hợp, các cơn co thắt luôn là một lời nhắn đến mẹ rằng hãy chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân

Trong trường hợp tay chân bị phù đi kèm với triệu chứng nhức, mẹ bầu nên được kiểm tra huyết áp và loại trừ các yếu tố liên quan đến tiền sản giật. Đây là một biến chứng thường thấy và gây ảnh hưởng không nhỏ đến mẹ và bé.

Có một triệu chứng tương đối hiếm gặp trong khi mang thai là ứ mật thai kỳ. Biến chứng này thường gây ngứa dữ dội ở lòng bàn tay bàn chân. Vì thế, khi gặp triệu chứng này, mẹ bầu cũng nên đi kiểm tra để xác định tình hình.

Đặc biệt, trong quá trình bụng bầu 7 tháng, mẹ bầu xuất hiện chảy máu âm đạo thì cần phải đi cấp cứu ngay lập tức. Đây có thể là triệu chứng của rau tiền đạo, rau bong non một phần, thậm chí là doạ sẩy thai,…

Khi gặp phải tình trạng sốt, mệt mỏi, mẹ bầu nên đến bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, tại thời điểm bụng bầu 7 tháng. Nếu gặp tình trạng nhiễm trùng, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé.

Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thực hiện bài tập nghiêng xương chậu để có thể đem lại cảm giác nhẹ nhõm hơn. Bên cạnh đó, khi đi ngủ mẹ nên nằm nghiêng trái, gối đặt giữa 2 chân để có thể không chèn ép vào động mạch chủ và tĩnh mạch chủ giúp cho tư thế ngủ thoải mái hơn.

Tại thời điểm bụng bầu 7 tháng, giấc ngủ của mẹ có thể gặp những sự xáo trộn. Lý do là sự phát triển của thai gây ra hạn chế không gian, khó chịu về tiêu hóa, chuột rút và đi tiểu nhiều hơn. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ bầu có thể làm một số hoạt động nhẹ như đi bộ hoặc tập yoga. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đảm bảo cũng là vấn đề bắt buộc để cải thiện tình trạng sức khoẻ.

Đặc biệt, mẹ bầu nên đi thăm khám định kỳ để được kiểm tra hình ảnh bụng bầu 7 tháng to như thế nào. Từ đó, bác sĩ sẽ có những tư vấn thích hợp nhằm có một quá trình thai kỳ thuận lợi. Chính vì thế, chị em nên chọn một địa chỉ khám uy tín để theo dõi quá trình thai kỳ của bản thân.

Tóm lại, thời điểm bụng bầu 7 tháng là thời điểm có rất nhiều thay đổi ở cả mẹ và bé. Đây là thời điểm bé đã có những cảm nhận rõ hơn về thế giới bên ngoài và có nhiều tương tác với mẹ hơn. Tuy nhiên, do thai nhi phát triển nhanh nên cũng có thể khiến mẹ mệt mỏi hơn. 

Do mỗi người có sự phát triển khác nhau. Chính vì thế, thời điểm bụng bầu 7 tháng sẽ có thể to nhỏ khác nhau. Điều quan trọng là chị em cần quan tâm đến sức khoẻ của thai nhi cũng như theo dõi thai kỳ đầy đủ để kiểm tra sức khoẻ của mẹ và bé.

Tham gia group Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức) - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm mang thai và sinh con - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các mẹ bầu và hỏi đáp với bác sĩ

Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức)

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Bụng bầu 1 tuần thế nào là bình thường?

Bụng bầu 1 tuần có gì khác so với béo bụng dưới? Làm sao để phân biệt được? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Thông tin kiến thức
Kích thước bụng bầu và thai nhi qua từng tháng

Kích thước, hình ảnh bụng bầu qua từng tháng sẽ thay đổi ra sao? Có khác nhau giữa các mẹ bầu không? Cùng tìm hiểu qua bài viết.

Thông tin kiến thức
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối: nguyên nhân và cách điều trị

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối thai kỳ là hiện tượng phổ biến do nhiều lý do. Bài viết giải thích nguyên nhân, khi nào cần đi khám và cách giảm triệu chứng.

Thông tin kiến thức
18 dấ́u hiệu ốm nghén bé trai

18 dấu hiệu ốm nghén bé trai giúp mẹ bầu dễ dàng nhận biết giới tính thai nhi mà không cần siêu âm. Tham khảo ngay để biết con trai hay gái nhé!

All in one
Liên hệ