Phụ khoa là gì ?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Định nghĩa ngành phụ khoa là gì, khám phụ khoa gồm những gì, khi nào bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa, các phương pháp khám và điều trị một số bệnh phụ khoa là gì ?

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

Vậy để biết được phụ khoa là gì ? khi nào khám phụ khoa ?, khám phụ khoa gồm những gì ? Hãy cùng tìm hiểu với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương dưới đây.

1. Phụ khoa là gì?

Phụ khoa là gì? Phụ khoa là lĩnh vực y học liên quan đến việc điều trị các bệnh của phụ nữ, đặc biệt là các bệnh về cơ quan sinh sản.

Nó thường được ghép nối với lĩnh vực sản khoa, tạo thành lĩnh vực tổng hợp sản phụ khoa. Thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi Phụ khoa là gì của nhiều chị em.

Phụ khoa là lĩnh vực y học điều trị các bệnh của phụ nữ
Phụ khoa là gì ?

Phụ khoa và sản khoa là hai lĩnh vực y học liên quan tới hệ thống sinh sản nữ.

Trong khi sản khoa giải quyết về các vấn đề về chăm sóc thai kỳ và các thủ thuật và biến chứng trong giai đoạn mang thai thì phụ khoa điều trị về hệ thống sinh sản dành cho những phụ nữ trong độ tuổi từ khi dậy thì đến lúc mãn kinh.

Phụ khoa bao gồm cả điều trị dùng thuốc và điều trị phẫu thuật. Trong khi nhiều bệnh phụ khoa cần được điều trị bằng nội tiết tố và các loại thuốc khác thì các bệnh như ung thư, u xơ cổ tử cung,… lại yêu cầu điều trị phẫu thuật

2. Khoa phụ khoa trong bệnh viện là gì?

a. Bác sĩ phụ khoa phụ trách khám các lĩnh vực gì?

Khoa phụ khoa trong bệnh viện là một chuyên khoa cung cấp các phương pháp chẩn đoán và điều trị về các bệnh về cơ quan sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi từ khi dậy thì đến lúc mãn kinh

Bác sĩ phụ khoa chuyên về tất cả các khía cạnh của sức khỏe sinh sản của phụ nữ bao gồm chăm sóc phòng ngừa và sàng lọc ung thư hoặc các bệnh lây truyền đường tình dục.

b. Bác sĩ phụ khoa khám các cơ quan bộ phận nào?

Bác sĩ phụ khoa khám về các bộ phận thuộc về cơ quan sinh sản của phụ nữ. Hệ thống sinh sản chịu trách nhiệm cho việc mang thai và kinh nguyệt. Bao gồm:

Cơ quan sinh dục nữ
Cơ quan sinh dục nữ

c. Đối tượng khám phụ khoa

Bác sĩ phụ khoa điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản từ tuổi dậy thì đến khi mãn kinh. Một bác sĩ phụ khoa cũng có thể điều trị một số triệu chứng ảnh hưởng đến trực tràng, bàng quang và niệu đạo tùy thuộc vào cách mà cơ quan sinh dục bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, bác sĩ tiết niệu hoặc bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng có thể là lựa chọn tốt hơn tùy thuộc vào các triệu chứng và chẩn đoán

3. Khám phụ khoa là khám gì?

Hai phần chính của cơ quan sinh dục của phụ nữ là:

  • Cơ quan sinh dục trên (vú, tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng)
  • Bộ phận sinh dục dưới (cổ tử cung, âm đạo, âm hộ).

Vậy khám phụ khoa là gì? Khám phụ khoa gồm những gì?

Khám phụ khoa là khám tổng quát và chi tiết tất cả các cơ quan và bộ phận trên. Đồng thời bệnh nhân cũng được chỉ định những xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo, siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò âm đạo… để chẩn đoán các bệnh lý bất thường tại cơ quan sinh dục.

Trường hợp bệnh nhân có nghi ngờ mắc các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ.

Các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm thêm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cần thiết như xét nghiệm PAP, sinh thiết cổ tử cung,….đề có chẩn đoán và điều trị thích hợp

4. Khám phụ khoa có thể phát hiện những bệnh nào?

Bác sĩ phụ khoa chẩn đoán và điều trị các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản, bao gồm:

Ngoài ra, bác sĩ phụ khoa còn điều trị bất kỳ u cục, mụn nhọt hoặc mụn nhọt trong âm đạo hoặc trên âm hộ(cơ quan sinh dục ngoài).

5. Khi nào cần gặp bác sĩ phụ khoa?

Theo khuyến cáo của Trường đại học sản phụ khoa Mỹ (ACOG), bạn nên gặp bác sĩ sản phụ khoa lần đầu tiên trong giai đoạn dậy thì ( từ 13-15 tuổi).

ACOG còn khuyên nên kiểm tra phụ khoa định kỳ mỗi năm một lần với bác sĩ phụ khoa.

Ngoài ra, bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau bụng kinh
  • Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường vùng âm đạo: dịch màu sắc bất thường ( đỏ, trắng), có mùi hôi, số lượng nhiều
  • Khó mang thai
  • Ngứa âm đạo hoặc mùi âm đạo khó chịu
  • Đau vùng chậu ( vùng bụng dưới, từ rốn đến xương chậu)
  • Đau khi quan hệ tình dục hoặc rối loạn chức năng tình dục
  • Tăng trưởng, vết loét hoặc cục u ở vùng âm đạo của bạn
Tư vấn và khám chữa các bệnh lý phụ khoa
Tư vấn và khám chữa các bệnh lý phụ khoa

6. Lời khuyên của bác sĩ

Gọi cho bác sĩ phụ khoa nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm hoặc có các triệu chứng bất thường như đau bụng, ra máu, ngứa rát  thuộc cơ quan sinh dục.

Nếu không rõ về phụ khoa là gì, khám phụ khoa gồm những gì, hãy liên hệ với bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan, nguyên trưởng khoa Phụ ngoại Bệnh viện Phụ sản Trung ương để hiểu rõ hơn về các thông tin trên.

Đừng xấu hổ khi nói chuyện với bác sĩ phụ khoa về các triệu chứng của bạn, tất cả các thông tin trên đều được giữ an toàn tuyệt đối.

Các bác sĩ phụ khoa luôn sẵn sàng lắng nghe và cung cấp cho bạn dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ