Siêu âm đầu dò âm đạo: những điều cần biết

Siêu âm đầu dò âm đạo: những điều cần biết

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp an toàn và đơn giản để kiểm tra các cơ quan vùng chậu đã hỗ trợ rất nhiều trong điều trị. Cùng tìm hiểu rõ hơn với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

Siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp kiểm tra an toàn và đơn giản thường được bác sĩ sử dụng để xem xét các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung… Cùng tìm hiểu về mục đích và ứng dụng của siêu âm đầu dò âm đạo với BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy.

1. Siêu âm đầu dò âm đạo là gì?

Siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn giản.
Siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn giản.

Siêu âm đầu dò âm đạo là một phương pháp sử dụng máy siêu âm với một đầu dò có hình dạng thuôn và dài được đưa nhẹ nhàng vào âm đạo.

Thiết bị này sử dụng sóng âm tần cao, được kết nối với hệ thống máy tính để hiển thị hình ảnh các cơ quan trong vùng chậu.

Bằng cách xem xét hình ảnh thu được, bác sĩ có thể nhìn thấy tổn thương và bệnh lý, nếu có, ở các bộ phận trong cổ tử cung, tử cung, buồng trứng…

2. Khi nào cần thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo?

Thường thì, bác sĩ có thể khuyến nghị siêu âm đầu dò âm đạo cho người bệnh khi đi khám phụ khoa định kỳ hoặc có những dấu hiệu sau:

  • Đau vùng chậu
  • Xuất huyết hoặc tiết dịch âm đạo bất thường
  • Kết quả khám vùng chậu hoặc bụng bất thường
  • Phụ nữ mang thai cũng có thể được khuyên thực hiện siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo để xác định thai sớm trong tử cung, đo chiều dài kênh cổ tử cung, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh trong thai kỳ ở 3 tháng đầu và các bệnh lý thai có dự hậu xấu, cũng như chẩn đoán thai ngoài tử cung.

3. Siêu âm đầu dò âm đạo phát hiện được những bệnh gì?

Phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo giúp xem xét tốt các cơ quan trong vùng chậu để phát hiện các bệnh lý:

Hình ảnh trên siêu âm đầu dò có độ nhạy và đặc hiệu cao với một số bệnh lý.
Hình ảnh trên siêu âm đầu dò có độ nhạy và đặc hiệu cao với một số bệnh lý.

3.1. U xơ cơ tử cung

U xơ cơ tử cung là loại u lành tính thường gặp nhất ở tử cung. Phụ nữ thường bị u xơ cơ tử cung khi vào độ tuổi khoảng 30-45. Khoảng 20% phụ nữ trên 35 tuổi bị u xơ cơ tử cung, nhưng không phải ai cũng có triệu chứng rõ rệt.

Phần lớn phụ nữ tới khám khi khối u phát triển lớn làm cho bụng bị to ra, có thể sờ thấy khối, cảm giác nặng ở vùng dưới bụng, xuất huyết âm đạo bất thường, u lớn gây áp lực lên bàng quang gây tiểu khó, tiểu nhiều lần, áp lực lên trực tràng gây táo bón,…

Siêu âm giúp đánh giá số lượng, vị trí, hình dạng, kích thước và phản xạ sóng âm trong u xơ cơ tử cung, từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

3.2. Polyp nội mạc tử cung

Polyp nội mạc tử cung là sự tăng sinh mô nội mạc tử cung dưới tác động của hormone nữ.

Phụ nữ thường đi khám khi có triệu chứng ra máu nhiều hoặc không đều kinh, tăng tiết âm đạo, và cũng có những trường hợp không có biểu hiện gì mà tình cờ phát hiện khi đi khám định kỳ hoặc khám vì vấn đề liên quan tới vô sinh.

Siêu âm 2D có thể cho thấy hình ảnh nghi ngờ polyp nội mạc tử cung.

Hiện nay, phương pháp siêu âm bơm nước vào tử cung là phương pháp tốt nhất để xem xét số lượng, vị trí, kích thước, và cuống dài hay ngắn của polyp…

3.3. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường không có triệu chứng rõ rệt, phần lớn các trường hợp được phát hiện trong quá trình khám định kỳ, khám sức khỏe trước khi mang thai, khám vì vấn đề liên quan tới vô sinh hoặc quyết định về chuyện gia đình.

Tuy nhiên, một số u lớn có thể gây áp lực lên bàng quang, gây tiểu khó, tiểu nhiều lần hoặc áp lực lên trực tràng gây táo bón hoặc đau.

Siêu âm giúp đánh giá kích thước, đặc điểm phản xạ sóng âm trong u nang, dạng đơn hoặc đa thùy, có vách ngăn trong u hay không, vỏ dày hay mỏng, các cấu trúc trong u nang, có dịch ổ bụng hay không,… từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

3.4. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc trong cơ tử cung hoặc u lạc nội mạc trong buồng trứng thường xảy ra, có những trường hợp lạc nội mạc tử cung ở vùng chậu sâu.

Phụ nữ thường đi khám khi có triệu chứng đau nhiều, đau kéo dài liên quan đến chu kỳ kinh, hoặc khám vì vấn đề liên quan tới vô sinh, hoặc đau âm vùng chậu, đau khi giao hợp sâu hay đau khi tiểu…

Siêu âm đầu dò âm đạo giúp đánh giá vị trí, kích thước, phản xạ sóng âm cũng như ranh giới của khối lạc nội mạc với các cơ quan trong vùng chậu, từ đó, bác sĩ có thể đánh giá tốt tình trạng của bệnh nhân để xác định phương pháp điều trị phù hợp, đặc biệt với phụ nữ đang cố gắng mang thai.

3.5. Viêm nhiễm vùng chậu

Viêm nhiễm tại vùng chậu là một nhóm bệnh lý rất rộng. Thông thường, viêm nhiễm cơ quan sinh dục thường xảy ra sau khi viêm nhiễm âm hoặc nội mạc tử cung, cổ tử cung. Phụ nữ thường có triệu chứng như đau vùng chậu, sốt, xuất huyết hoặc tiết mủ âm đạo…

Hình ảnh trên siêu âm gợi ý viêm nhiễm vùng chậu như tổ chức phù nề, thâm nhiễm, tụ dịch, ứ mủ, dày dính,… Ngoài ra, siêu âm cũng có vai trò quan trọng trong việc theo dõi tiến triển của bệnh lý viêm nhiễm để giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị.

4. Cần chuẩn bị gì để thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo?

Phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo là một thủ thuật đơn giản và không gây đau nên bạn không cần chuẩn bị nhiều. Bác sĩ thường yêu cầu bạn đi vệ sinh trước khi thực hiện siêu âm để bàng quang trống.

5. Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo

Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo không phức tạp, gồm có các bước cơ bản như sau sau:

Tư thế chuẩn bị khi siêu âm đầu dò là cần thiết.
Tư thế chuẩn bị khi siêu âm đầu dò là cần thiết
  • Bước 1. Bạn sẽ nằm trong tư thế sản phụ khoa, có thể được đặt một chiếc gối nhỏ dưới mông.
  • Bước 2. Bác sĩ tiến hành đưa đầu dò vào âm đạo sau khi đã phủ bao cao su và gel vào đầu dò. Đồng thời hướng dẫn bạn giữ tư thế thư giãn để giảm cảm giác này.
  • Bước 3. Đầu dò sẽ phát sóng âm và thu lại phản xạ sóng âm, sau đó được mã hóa và tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong vùng chậu.
  • Bước 4. Hình ảnh cũng có thể được hiển thị trên màn hình trước mắt bạn để bạn có thể nhìn thấy.
  • Bước 5. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo nhẹ nhàng và xoay đầu dò để có thể dễ dàng quan sát các cơ quan khác trong vùng chậu.

6. Các câu hỏi liên quan

6.1. Siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo có nguy hiểm không?

Hiện tại, chưa ghi nhận bất kỳ tác hại nào của siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo đến cơ thể. Hơn nữa, kỹ thuật này thường được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề cao nên khả năng gặp rủi ro trong quá trình siêu âm là rất thấp.

6.2. Siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo có đau không?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không cảm thấy đau. Một số phụ nữ có thể cảm thấy một sự khó chịu nhẹ khi đầu dò được đưa vào âm đạo từ đầu và khi bác sĩ xoay đầu dò.

6.3. Siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hiện nay, ánh sáng siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Bác sĩ thực hiện siêu âm bằng cách di chuyển đầu dò trong âm đạo mà không đi sâu vào cổ tử cung hoặc tử cung của người mẹ. Do đó, đây là một kỹ thuật an toàn và không gây tác động tiêu cực đến thai nhi.

6.4. Siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo có thể xác định được thai chưa vào tử cung?

Thời điểm thai chưa vào tử cung có thể khác nhau tùy theo chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người. Siêu âm có thể giúp xác định xem thai đã vào tử cung hay chưa và có nằm ở vị trí bình thường hay không.

6.5. Có thực hiện siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo cho người chưa quan hệ tình dục không?

Những phụ nữ, trẻ em gái chưa từng quan hệ tình dục thì không nên thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo. Tuy nhiên, có thể thực hiện được siêu âm đầu dò qua đường trực tràng.

6.6. Các bất thường nào có thể được phát hiện?

Kết quả siêu âm được xem là bất thường nếu có một số vấn đề sau:

  • U xơ cơ tử cung
  • Polyp nội mạc tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Thai ngoài tử cung
  • Viêm nhiễm vùng chậu
  • Xoắn phần phụ
  • Dị tật bẩm sinh tử cung
  • Nghi ngờ đến ung thư cổ tử cung, buồng trứng và các cấu trúc ở trong vùng chậu khác

7. Kết luận

Nhìn chung, siêu âm đầu dò âm đạo ngày nay là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhanh, dễ làm và cực kỳ tối ưu trong phát hiện và theo dõi một số bệnh lý trong sản phụ khoa. Việc phát hiện sớm một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm là cần thiết và vai trò của siêu âm đầu dò âm đạo là vô cùng quan trọng.

Vì vậy, người bệnh cần có thói quen khám bệnh định kỳ và được làm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp để có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh sớm, giúp điều trị bệnh được dễ dàng hơn.

Để có thể đặt lịch khám, siêu âm sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại phòng khám của BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy, người bệnh liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868555168.

[block id=”7233″]

Để lại bình luận của bạn

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề bị trễ kinh 9 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/5/2024.
    Câu hỏi về vấn đề căng thẳng làm trễ kinh 1 tuần của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 23/3/2024.
    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh khi tránh thai khẩn cấp của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 28/11/2024.
    Câu hỏi về vấn đề có thai khi trễ kinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 12/5/2024.