Thời gian điều trị viêm lộ tuyến là bao lâu?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tìm hiểu về thời gian điều trị viêm lộ tuyến, dấu hiệu, cách phòng ngừa và lời khuyên từ BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan –  Nguyên trưởng khoa Phụ Ngoại 1 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.

Viêm lộ tuyến là tình trạng các tế bào biểu mô tuyến ở trong ống cổ tử cung phát triển và lộ ra phía bên ngoài. Bệnh hay xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và gây ra nhiều các triệu chứng khác nhau. Mặc dù bệnh phần lớn là lành tính, không gây hại nhưng vì các biểu hiện như trên, chúng ta cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời.

1. Thời gian điều trị viêm lộ tuyến

Theo khảo sát tại các phòng khám, tỷ lệ mắc viêm lộ tuyến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khá cao và tỷ lệ điều trị khỏi khoảng trên 80% theo các nghiên cứu. Thời gian điều trị viêm lộ tuyến là tuỳ thuộc vào phương pháp điều trị. Hiện có 2 phương pháp điều trị chính là điều trị nội khoa – tức là dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa – can thiệp thủ thuật

  • Với điều trị nội khoa: các loại thuốc thường được dùng là thuốc đặt âm đạo, thuốc kháng sinh, thuốc bôi tại chỗ. Một liệu trình điều trị thuốc rơi vào khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, điều trị nội khoa chưa phải là phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng bệnh, không điều trị tận gốc và tỷ lệ tái phát cao
  • Với điều trị ngoại khoa: đốt viêm lộ tuyến bằng đốt điện hoặc đốt laser. Nguyên lý chung của phương pháp này là dùng một dụng cụ nhỏ, chuyên dụng có luồng nhiệt cao tác động đến các tế bào cổ tử cung nằm lộ ra ngoài, ngăn chúng phát triển và gây ra các triệu chứng khó chịu. Thời gian điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp này rơi vào khoảng 6- 8 tuần để cho các tổn thương do đốt lộ tuyến được hồi phục hoàn toàn. 

Ngoài ra, hiện nay còn có thêm phương pháp áp lạnh. Phương pháp này là dùng một đầu dò nhiệt độ thấp để làm đóng băng các tế bào lộ tuyến, hạn chế sự xâm nhập và sinh sản của chúng. Người bệnh có thể hoàn toàn phục hồi sau khoảng 2-8 tuần sau khi điều trị bằng phương pháp này.

Cổ tử cung bình thường và cổ tử cung viêm lộ tuyến
Cổ tử cung bình thường và cổ tử cung viêm lộ tuyến

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị viêm lộ tuyến

Điều trị viêm lộ tuyến mặc dù không quá phức tạp và tỷ lệ điều trị khỏi cao. Tuy nhiên, để hiệu quả điều trị khỏi cao thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị viêm lộ tuyến được kể đến như: 

  • Thời gian phát hiện bệnh:

 Khi người bệnh phát hiện bệnh sớm với các triệu chứng chưa quá rầm rộ thì việc điều trị đơn giản và hiệu quả cao. Đối với những trường hợp phát hiện sớm và tình trạng bệnh nhẹ thì có thể điều trị bằng phương pháp điều trị nội khoa dùng thuốc mà chưa cần đến can thiệp thủ thuật. 

  • Tình trạng của người bệnh: 

Thể trạng của người bệnh cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Phụ nữ có thể trạng tốt, sức đề kháng tốt thì hiệu quả điều trị sẽ cao và thời gian điều trị viêm lộ tuyến có thể rút ngắn. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động như là mức độ căng thẳng, stress, tuổi tác,.. vì những yếu tố có tác động đến hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng và mức độ biểu hiện của bệnh.

  • Phương pháp điều trị

Hiện nay có một số phương pháp điều trị viêm lộ tuyến như đã kể ở trên. Mỗi phương pháp có từng ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng mức độ viêm lộ tuyến. Do đó việc lựa chọn đúng phương pháp hợp lý cho người bệnh và cá thể hoá điều trị có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả điều trị của bệnh cùng như thời gian điều trị viêm lộ tuyến.

  • Chế độ chăm sóc, vệ sinh

Vì viêm lộ tuyến có khả năng tái phát, nên việc vệ sinh và tự chăm sóc trong quá trình điều trị là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả cao trong việc khám chữa bệnh. Bạn cần vệ sinh đúng cách trước, trong và sau điều trị để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, từ đó hạn chế bệnh tái phát. Ngoài ra chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học cũng giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.

Giữ gìn, chăm sóc tốt vùng kín
Giữ gìn, chăm sóc tốt vùng kín

3. Dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến

Viêm lộ tuyến tử cung có thể không cần điều trị nếu triệu chứng của bệnh không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết liệu viêm lộ tuyến cổ tử cung đã khỏi chưa?

  • Cổ tử cung có màu đỏ hồng tươi hơn lúc trước.
  • Các triệu chứng của bệnh thuyên giảm như tình trạng tiết dịch giảm, sau quan hệ không còn đau nhiều, không còn mùi hôi âm đạo, không còn ngứa âm đạo.
  • Chất nhầy cổ tử cung cải thiện.
  • Sự hồi phục lại bình thường số lượng các tế bào lympho B và T (tế bào lympho B và lympho T là các tế bào miễn dịch trong cơ thể tham gia vào đáp ứng các phản ứng viêm, chống tác nhân gây nhiễm trùng).

4. Cách ngăn tái phát viêm cổ tử cung lộ tuyến

Viêm cổ tử cung lộ tuyến là bệnh lý phụ khoa có khả năng tái phát lại, thậm chí khi tái phát biểu hiện bệnh còn nặng nề hơn trước. Do đó, việc phòng và ngăn ngừa tái phát là cần thiết với các chị em phụ nữ. Vậy hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu các cách phòng ngừa bệnh tái phát bằng một số “tip” sau:

  • Vệ sinh sạch vùng kín: Vệ sinh sạch và đúng cách bằng dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, có độ pH phù hợp. Việc vệ sinh sạch sẽ ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và tình trạng viêm nhiễm. Không nên thụt tháo, vệ sinh sâu vì có thể nhiễm khuẩn ngược từ ngoài mà còn có thể gây tổn thương phần trong. 
  • Quan hệ tình dục an toàn:Ngay cả khi có dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung, bạn vẫn cần quan hệ tình dục an toàn. Không quan hệ với nhiều bạn tình, khi quan hệ cần đeo bao cao su và vệ sinh sạch sau quan hệ là những điều cần thiết để phòng ngừa viêm nhiễm thêm và tái phát bệnh
  • Chế độ chăm sóc: Chị em cũng cần để ý đến dinh dưỡng và chế độ ăn, ngủ, nghỉ khoa học để cân bằng lại hệ thống hormone trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng với bệnh. 
  • Không dùng tampon : Trong vòng 4 tuần sau điều trị để hạn chế tình trạng viêm nhiễm tối đa chúng ta không nên dùng tampon – (băng vệ sinh dạng ống, đặt ở vị trí sâu trong âm đạo)

Để tìm hiểu thêm về bệnh, cũng như hiểu thêm về cách thức điều trị, thời gian điều trị, các phòng ngừa và được tư vấn, xin lời khuyên từ chuyên gia uy tín BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, bạn có thể tham gia vào group “Hỏi bệnh phụ khoa” để tương tác nhé.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ