Xét nghiệm HPV: Đối tượng chỉ định và cách đọc kết quả

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Xét nghiệm HPV là gì và đối tượng nào cần được chỉ định xét nghiệm HPV? Cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Xét nghiệm HPV giúp bác sĩ lâm sàng chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Cùng lắng nghe chia sẻ của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương về đối tượng chỉ định và cách đọc kết quả xét nghiệm HPV nhé.

1. Tổng quan về xét nghiệm HPV

1.1. Xét nghiệm HPV là gì?

Trước tiên, chị em cần biết HPV là gì? Human Papillomavirus (HPV) là virus gây u nhú ở người. Đây là loại virus có thể gây mụn cóc sinh dục, hoặc các tổn thương bất thường ở cổ tử cung thậm chí gây ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm này nhằm mục đích phát hiện sự có mặt của virus HPV trong cơ thể. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra chẩn đoán và hướng xử lý phù hợp với từng trường hợp ca bệnh.

1.2. Phân loại

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ, xét nghiệm HPV có vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng nhiễm virus HPV và type HPV mà chị em mắc phải. Hiện nay, xét nghiệm có 2 loại chính dưới đây:

  • Thứ nhất là xét nghiệm Pap-smear: là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung lấy mô bệnh phẩm gửi giải phẫu bệnh.
  • Thứ hai là xét nghiệm sinh học phân tử: xét nghiệm HPV Real-time PCR, xét nghiệm HPV DNA (HPV genotype)

Vậy xét nghiệm HPV genotype là gì? Là xét nghiệm HPV Real-time PCR hay xét nghiệm HPV định type. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán chị em có bị nhiễm HPV không bằng cách sử dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại. 

Xét nghiệm này đặc hiệu cho khoảng 20 genotype HPV thường gặp như:

  • Nhóm genotype có nguy cơ cao (14): 16,18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 66 và 68.
  • Nhóm genotype có nguy cơ thấp (6): 6, 11, 40, 42, 44.

Ưu điểm của xét nghiệm HPV genotype:

  • Chẩn đoán xác định với thời gian ngắn và độ chính xác cao.
  • Xét nghiệm không xâm lấn và an toàn.
  • Chi phí xét nghiệm ở mức hợp lí và trong khả năng chi trả của người bệnh. Hơn nữa còn được bảo hiểm y tế chi trả nên chi phí là tương đối phù hợp với đa số người bệnh.

Nhược điểm xét nghiệm HPV genotype

  • Dù mang lại kết quả với độ chính xác cao, tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm: kỹ thuật lấy mẫu, phết kính, chuẩn bị mẫu và trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa.

1.3. Tầm quan trọng

Với những hiệu quả mà xét nghiệm mang lại như giúp sàng lọc, phát hiện sớm virus HPV, là nguyên nhân hàng đầu gây nên u nhú, mụn cóc sinh dục thậm chí có thể gây ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm.

Việc phát hiện sớm và có phương pháp xử lý kịp thời giúp chị em có thể chữa trị triệt để và phòng tránh nguy cơ gây nên ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, virus có thể phát triển và là nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ.

Bên cạnh đó, việc xét nghiệm HPV góp phần cho chị em biết nguy cơ bị ung thư cổ tử cung là cao hay thấp. Từ đó, chị em sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về cách theo dõi và xử lý phù hợp. Chị em không nên nhầm lẫn rằng xét nghiệm này có thể chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ thêm, đây là xét nghiệm để phát hiện những type nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung như HPV 16 và HPV 18. Nếu gặp phải trường hợp này chị em cần chế độ chăm sóc và  điều trị phù hợp để kiểm soát cũng như ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

1.4. Quy trình xét nghiệm HPV

Chị em cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm? là câu hỏi của nhiều chị em. BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho biết, trong trường hợp chị em thực hiện xét nghiệm, chị em nên lưu ý những điều sau để giúp mang lại kết quả xét nghiệm chính xác nhất:

  • Không sử dụng các thuốc thụt rửa hoặc thuốc đặt âm đạo hay các sản phẩm cho vùng kín.
  • Tránh quan hệ vợ chồng trước khi thực hiện xét nghiệm ít nhất 2 ngày.
  • Thời điểm thực hiện xét nghiệm nên vào giai đoạn đã sạch kinh. Do xét nghiệm trong giai đoạn đang có kinh nguyệt cho kết quả không chính xác bằng.

Xét nghiệm HPV được thực hiện như thế nào? Nhiều chị em lo lắng khi thực hiện xét nghiệm. Để an tâm hơn khi xét nghiệm, chị em cần hiểu quy trình làm xét nghiệm như thế nào.

Sau khi đã thực hiện đầy đủ và sẵn sàng thực hiện xét nghiệm. Chị em sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm

Bệnh nhân được hướng dẫn và chuẩn bị  tư thế thuận lợi cho quá trình lấy mẫu. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt mỏ vịt vào âm đạo (dụng cụ khám phụ khoa) giúp bộc lộ và quan sát cổ tử cung một cách dễ dàng. 

  • Bước 2: Lấy xét nghiệm

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng có hình dạng giống chiếc bàn chải mềm, mịn để lấy mẫu tế bào cổ tử cung (với xét nghiệm Pap-smear) và lấy mẫu dịch ở ống cổ tử cung, âm đạo (với xét nghiệm HPV). Trong quá trình lấy mẫu, đa phần chị em không có cảm giác khó chịu hay đau đớn đáng kể nào.

Hình ảnh mô tả lấy mẫu xét nghiệm HPV.
Hình ảnh mô tả lấy mẫu xét nghiệm HPV
  • Bước 3: Đợi kết quả xét nghiệm

Sau khi được lấy mẫu xong, chị em có thể đi vệ sinh, đi lại và sinh hoạt hoàn toàn bình thường vì quy trình lấy mẫu rất an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Về thời gian nhận được kết quả thì tùy từng phòng khám, phòng xét nghiệm mà bác sĩ sẽ thông báo trực tiếp với chị em về thời điểm nhận phiếu kết quả. 

2. Ai nên xét nghiệm HPV?

Nhiều chị em nhầm lẫn rằng chỉ cần xét nghiệm ở phụ nữ. Tuy nhiên, HPV là virus gây u nhú ở người và có thể gây bệnh ở cả nam và nữ. Bệnh đa phần lây truyền qua đường tình dục. Vậy đối tượng nào nên xét nghiệm ?

2.1. Xét nghiệm HPV ở nam giới

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho biết, cho đến nay chưa có xét nghiệm HPV cho nam giới. Vì đa số các trường hợp ở nam giới không phát hiện các triệu chứng của HPV.  Mặt khác, có nhiều trường hợp ở nam giới nhiễm HPV thể điển hình nhưng không có triệu chứng và bệnh tự khỏi mà không cần điều trị.

Đa số trường hợp nhiễm HPV ở nam thường tự khỏi. Nhưng cũng có những trường hợp nhiễm HPV có thể dẫn đến bệnh lý ác tính như ung thư dương vật, ung thư hậu môn.

2.2. Xét nghiệm HPV ở nữ giới

Theo khuyến nghị của cơ quan y tế dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) phụ nữ nên đi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap khi từ 21 – 29 tuổi mỗi 3 năm 1 lần.

Với trường hợp chị em từ 30-65 tuổi được khuyến cáo như sau:

  • Xét nghiệm Pap: mỗi 3 năm 1 lần
  • Xét nghiệm virus HPV nguy cơ cao: mỗi 5 năm 1 lần
  • Hoặc xét nghiệm HPV hoặc xét nghiệm Pap: mỗi 5 năm 1 lần
Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap mỗi 3 năm 1 lần.
Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap mỗi 3 năm 1 lần

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ACS khuyến cáo nên đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung và xét nghiệm mỗi 5 năm 1 lần ở phụ nữ từ 25 – 65 tuổi.

Một số trường hợp khác cần làm xét nghiệm như:

  • Dương tính với HIV/AIDS.
  • Suy giảm hệ miễn dịch.
  • Kết quả khám sàng lọc hoặc sinh thiết gần nhất phát hiện bất thường.
  • Bị ung thư cổ tử cung.

3. Cách đọc kết quả xét nghiệm HPV

Sau một thời gian chờ đợi nhất định, phiếu kết quả xét nghiệm sẽ trả về cho bệnh nhân có thể âm tính hoặc dương tính.

Nếu trường hợp của chị em là âm tính, điều này không có nghĩa là cơ thể chị em không bị nhiễm virus HPV . Do các phương pháp dùng trên lâm sàng hiện nay chỉ mới phát hiện tối đa 40 loại.

Nếu trường hợp của chị em là dương tính có nghĩa chị em bị nhiễm virus HPV. Tùy theo mức độ bệnh, type HPV thuộc loại nguy cơ cao hay thấp mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để đánh giá như:

  • Soi cổ tử cung: bằng cách sử dụng một ống kính phóng đại giúp bác sĩ có thể quan sát các tổn thương cổ tử cung (nếu có) tốt hơn.
  • Sinh thiết cổ tử cung: lấy bệnh phẩm mô tế bào cổ tử cung gửi giải phẫu bệnh để kiểm tra xem có tính chất ác tính hay không.
  • Theo dõi định kỳ: bằng việc thực hiện thăm khám và làm các xét nghiệm sàng lọc định kỳ giúp bệnh nhân và bác sĩ có thể theo dõi sự tiến triển của bệnh.

4. Lưu ý sau khi xét nghiệm

Nếu kết quả sau khi xét nghiệm HPV là âm tính thì chị em không nhiễm virus HPV. Tuy nhiên chị em vẫn nên duy trì thăm khám, chăm sóc sức khỏe như bình thường.

Nếu kết quả là dương tính, điều này cho biết chị em mang virus HPV. Với trường hợp này chị em sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn các biện pháp để xử trí tùy thuộc vào mức độ bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm  phục vụ chẩn đoán xác định và theo dõi định kỳ giúp tiên lượng và đưa ra hướng xử trí khi cần thiết.

Có những trường hợp trong vòng 1-2 năm nhiễm HPV, chị em có thể tự khỏi. Để phát triển thành ung thư cổ tử cung phải cần ít nhất 5-7 năm. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và được điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể khỏi được.

Qua bài viết trên, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương, đã giúp chị em hiểu thêm về tầm quan trọng trong việc phát hiện nhiễm virus HPV. Là nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư cổ tử cung. Vậy nên chị em trong độ tuổi sinh sản nên thăm khám và thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ và thực hiện xét nghiệm để phát hiện mình có dương tính với nhưng type nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung hay không. 

Từ đó, chị em có chủ động và giảm tối đa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và có một sức khỏe phụ khoa tốt nhất. Nếu có thêm câu hỏi nào về xét nghiệm HPV hoặc có thêm thắc mắc về các trường hợp đang gặp phải chị em hãy liên hệ qua zalo của Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa tại đây để được tư vấn. 

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ